†™The Best Friends™†
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn Blog A7.

+ Đây là nơi hội tụ kết nối và chia sẽ giữa các thành viên

+ Nếu bạn muốn tham gia để có thể giao lưu kết bạn,học hỏi và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.

+ Nếu tập thể lớp bạn muốn tham gia tại đây,hãy đề nghị với chúng tôi,chúng tôi sẻ dành một không gian riêng cho lớp bạn!

* Còn chờ gì nữa?Đăng kí ngay hôm nay để tham gia cùng chúng tôi. Chúc các bạn vui vẻ!
†™The Best Friends™†
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn Blog A7.

+ Đây là nơi hội tụ kết nối và chia sẽ giữa các thành viên

+ Nếu bạn muốn tham gia để có thể giao lưu kết bạn,học hỏi và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.

+ Nếu tập thể lớp bạn muốn tham gia tại đây,hãy đề nghị với chúng tôi,chúng tôi sẻ dành một không gian riêng cho lớp bạn!

* Còn chờ gì nữa?Đăng kí ngay hôm nay để tham gia cùng chúng tôi. Chúc các bạn vui vẻ!
†™The Best Friends™†
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

†™The Best Friends™†


 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  


Rừng nghèo thành cao su, dân vẫn nghèoXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

Rừng nghèo thành cao su, dân vẫn nghèo EmptySat Jul 17, 2010 5:05 am
™—Kupi—™
ܓܨмr¸¶«öö¶_ღ
ܓܨмr¸¶«öö¶_ღ
Bài gửi Bài gửi : 55
Points Points : 150
 . . : 1
. . : 02/07/1993
Tuổi Tuổi : 30
. . : Nam Nghề Nghiệp Nghề Nghiệp : hoc sinh
Tâm trạng Tâm trạng : hoa an

Rừng nghèo thành cao su, dân vẫn nghèo Vide

Bài gửiTiêu đề: Rừng nghèo thành cao su, dân vẫn nghèo

ThienNhien.Net - Dự án chuyển đổi 50.000 ha rừng
nghèo, đất trống đồi núi trọc của tỉnh Gia Lai sang trồng cao su đã được
phê duyệt Quy hoạch phát triển đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
Đây là một dự án được kỳ vọng sẽ giúp phát triển kinh tế, xã hội ở một
địa phương có nhiều tiềm năng về đất. Tuy nhiên, để một chủ trương lớn
thực sự đem lại lợi ích cả về kinh tế, an sinh xã hội cũng như môi
trường thì sự giám sát một cách chặt chẽ của các cơ quan chức năng là
hết sức cần thiết.


Chủ trương lớn…

Đây
là một chính sách lớn cho vùng đất đỏ bazan trù phú này, nhằm phát
triển kinh tế địa phương và cải thiện đời sống của người dân. Chính vì
mục tiêu này, việc chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su, một loại cây
công nghiệp đa chức năng, được cán bộ cũng như người dân địa phương
đồng tình ủng hộ.

Nói về chủ chương này, ông Phan Văn Lâu,
Trưởng Phòng Xây dựng và Phát triển rừng, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Gia Lai cho rằng: Việc triển khai chuyển đổi đất lâm
nghiệp sang trồng cao su là rất phù hợp với điều kiện của địa phương.
Bởi lẽ rừng nghèo không có giá trị kinh tế, ít giá trị sinh thái, trong
khi tồn tại một thực tế là hiện nay nhiều diện tích rừng ở Gia Lai chỉ
còn trên giấy tờ và thực chất chỉ là đất trống đồi núi trọc.


và thực tế triển khai còn nhiều trở ngại


Theo báo cáo
của Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc
Nông, Đắc Lắc, Lâm Đồng đánh giá thì rừng của các địa phương này nói
riêng và Tây Nguyên nói chung cách đây khoảng 10 năm có độ che phủ chiếm
trên 60%, song hiện nay diện tích đất có rừng che phủ chỉ chiếm chưa
đầy 50%, diện tích rừng nghèo và nghèo kiệt tăng hơn 30%. Ông Nguyễn
Nhĩ, Chi cục phó Chi cục kiểm lâm tỉnh Gia Lai cho biết: Trên địa bàn
tỉnh Gia Lai, trung bình mỗi năm diện tích rừng giảm khoảng 12 nghìn ha,
do các nguyên nhân cháy, lũ lụt, lâm tặc chặt phá và do người dân tự ý
phát đốt để làm nương rẫy, nhưng việc trồng và tái sinh rừng mỗi năm
cũng chỉ được khoảng 2 nghìn ha.

Điều này đang đặt ra một câu
hỏi về hiện trạng quản lý và sử dụng tài nguyên rừng trong khu vực.

Tình
trạng này không chỉ tác động xấu tới tài nguyên, môi trường, mà còn ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đời sống của đồng bào. Nhiều ý kiến cho rằng,
những chương trình, những chính sách ưu tiên cho phát triển đã chuyển
đổi rất nhiều diện tích rừng tự nhiên sang rừng sản xuất và biến rất
nhiều cánh rừng có tính đa dạng sinh học cao thành khu vực rừng nghèo và
hiện nay những cánh rừng nghèo này lại đang được tiếp tục chuyển đổi
thành các đồn điền cao su và các cây công nghiệp khác.

Khoan
chưa bàn đến những tác động về môi trường, mục tiêu của chủ trương
chuyển đổi diện tích đất rừng nghèo sang diện tích trồng cao su rõ ràng
hứa hẹn mang lại cho Gia Lai một hướng phát triển kinh tế và cho người
dân tại chỗ một hướng sinh kế mới và lâu dài. Tuy nhiên trong quá trình
triển khai, mục tiêu này không phải lúc nào cũng đạt được.
Theo ông
Rơ Lan Ghênh, Chủ tịch xã Ia Puch, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai thì từ
năm 2006 đến nay, diện tích đất rừng và đất canh tác của xã này đã giảm
đi hơn 50%, một phần là do chính sánh chuyển đổi đất lâm nghiệp, phần
khác là do người dân đã tình nguyện bán cho các đơn vị trồng cao su.

Tuy
nhiên, đời sống của người dân không vì thế mà bớt khó khăn. Bởi lẽ, sau
khi bán đất, họ đã sử dụng số tiền này để mua sắm các phương tiện và
tiện nghi trong gia đình, một thời gian sau hết tiền, họ lại trở về tình
trạng đói nghèo.









[You must be registered and logged in to see this image.]


Có nhà
ở nhưng cuộc sống vẫn còn ngổn ngang khó khăn (Ảnh: Hoàng Anh)
Ông
Rơ Lan Ghênh cho biết thêm, trên địa bàn xã hiện có 5 đơn vị đến nhận
đất rừng để trồng cao su là Công ty Bình Dương thuộc Binh đoàn 15, Công
ty Quang Đức, Công ty Hoàng Anh Gia Lai, Công ty Quốc Cường và Công ty
cao su Chư Prông.

Thực hiện nghĩa vụ xã hội của mình, các đơn vị
này đã cam kết nhận người dân địa phương vào làm công nhân. Tuy nhiên,
trên thực tế, việc người dân địa phương làm việc cho các công ty này
cũng gặp không ít trở ngại, cả từ phía doanh nghiệp, cả do phía người
dân.

Về phía đồng bào dân tộc tại chỗ, do trình độ dân trí thấp
cùng với các phong tục tập quán lạc hậu và thói quen làm việc tự do,
khiến các đơn vị không mấy mặn mà với việc tiếp nhận họ vào làm công
nhân.

Về phía doanh nghiệp, bên cạnh cam kết đóng góp cho địa
phương thông qua việc tuyển dụng lao động tại chỗ, họ vẫn phải đảm bảo
mục tiêu lợi nhuận, vì thế ngoài chất lượng lao động, họ có nhiều lý do
để buộc phải tuyển dụng lao động từ nơi khác.

Đó là nguyên do
của thực tế là đến hết tháng 4/2010, cả xã có gần 2000 nhân khẩu nhưng
số lao động vào làm công nhân trồng cao su tính ra chưa đầy 120 người.

Từ
lý do này, ông Nguyễn Hồng Nam, Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội KHKT
tỉnh Gia Lai cho rằng: Việc chuyển rừng nghèo sang trồng cao su ở một
mức độ nhất định là cần thiết. Tuy nhiên, việc cấp đất rừng cho doanh
nghiệp tư nhân cần rất thận trọng vì họ chỉ ưu tiên lợi nhuận mà chưa
chú ý đúng mức đến việc đảm bảo đời sống cho bà con và an sinh xã hội.

Rừng
ra đi vì ai?


Không chỉ Chư Prông, các huyện khác như
Chư Pưh, Chư Pảh, Mang Yang, Đắc Đoa, Đức Cơ, Chư Sê…của tỉnh Gia Lai
cũng đang khẩn trương chuyển rừng nghèo sang trồng cao su theo thông báo
số 136/TB-UBND do ông Đào Xuân Liên, Phó chủ tịch UBND tỉnh ký ngày
11/11/2009.

Theo thông báo này, UBND tỉnh đã giao cho 16 đơn vị
trong và ngoài tỉnh với tổng diện tích trồng cao su là 60.119,9 ha, vượt
quá xa so với thông tư số 58/2009/TT-BNNPTNT ngày 09/9/2009 của Bộ
NN&PTNT về việc hướng dẫn và quy hoạch diện tích đất chuyển đổi sang
trồng cao su trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, với diện tích được quy
hoạch cho Gia Lai là 50.000 ha.

Nếu những cánh rừng, dù “nghèo”,
vẫn bị hy sinh cho mục đích kinh tế, song đời sống của người dân địa
phương tại chỗ, những người từng sống phụ thuộc vào rừng, không được cải
thiện, thì những cánh rừng ấy “ra đi” vì ai? Thiết nghĩ, để đạt được
mục tiêu đặt ra ban đầu, việc triển khai chuyển đổi đất lâm nghiệp cần
được giám sát chặt chẽ hơn nữa.



Hoàng Anh- Tuấn Đức









5 Sao - Xuất sắc4 Sao - Rất tốt3 Sao - Tốt2 Sao - Bình thường1 Sao - Chưa tốt









Thanks cho bài viết:
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

Rừng nghèo thành cao su, dân vẫn nghèo

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
†™The Best Friends™† :: ●Kiến Thức Phụ Trợ ● :: Tin tức Xã hội :: Tin thời sự - Chính trị-
Diễn Đàn The Best Friends
Địa chỉ: Số 97, đường Nguyễn Huệ, phường 1, TP Cao Lãnh
Xây dựng và phát triển bởi các thành viên TBF .
.
.

Rừng nghèo thành cao su, dân vẫn nghèo Th_28Lý lịch của bạn

Thông tin của bạn
Tùy chỉnh giao diện
Sửa chữ ký
Sửa hình đại diện
Danh sách bạn/thù
Hộp thư của bạn

Liên hệ

Lí Lịch ADMIN
Đóng Góp Ý Kiến
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất